Kỹ năng sống: Làm gì khi bị chó tấn công?
Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015
Nếu như một ngày không may giáp mặt một chú chó hung dữ, liệu bạn có biết mình nên làm gì?
Hiện nay, trào lưu nuôi cún cưng đang nở rộ, và đi kèm với nó là sự du nhập của rất nhiều loài chó dữ như Pitbull, Berger, Ngao Tây Tạng, Ngao Ý... Dù đã được nuôi dạy cẩn thận, những loài chó này đôi lúc trở nên mất kiểm soát, tấn công những loài vật khác, và thậm chí là cả con người.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, chó được xem là loài động vật có trí thông minh vượt bậc, chó được ví như là người bạn thân thiết với con người. Chó cũng là loài động vật có tỷ lệ tấn công con người cao nhất. Theo số liệu thống kê của bộ y tế ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 650000 người bị súc vật tấn công, chủ yếu là chó dại cắn phải đi tiêm vacxin. Những cách tự vệ khi bị chó dữ tấn côngsau đây sẽ giúp bạn giảm thiểu những nguy cơ chấn thương cao nhất.
1. Nguyên nhân chó tấn công con người.
Có rất nhiều những nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan khác nhau dẫn đến trường hợp chó tấn công con người. Chủ yếu tập trung vào những nguyên nhân sau:
- Người lạ xâm phạm vào lãnh thổ của nó.
- Bản năng bảo vệ chủ khi chủ bị tấn công.
- Bị trêu chọc, khiêu khích.
- Bản năng giữ mồi: khi bị kẻ khác động đến thức ăn hoặc đồ chơi của nó.
- Bản năng làm mẹ: người lạ động chạm đến con của nó.
2. Cách tự vệ khi bị chó dữ tấn công.
Nếu bất ngờ phải đối mặt với một chú chó dữ hãy cố gắng hết sức giữ bình tĩnh, nhất định không được bỏ chạy và quan sát xem lông gáy nó có dựng lên, hai mắt của nó có trợn ngược và có ý định vồ lấy bạn hay không. Cố không nhìn thẳng vào mắt chúng bởi chó là loài động vật rất giỏi nhận biết sự lo lắng và sợ hãi của con người. Dù bạn có bình tĩnh đến mức nào cũng không thể tránh khỏi sự sợ hãi.
Khi đã "làm dịu" cơn hung hăng của chó, hãy tìm cách rút lui. Nếu bạn đang cầm trong tay gậy hoặc ô, hãy giơ ra phía trước (nhưng không được chĩa vào mặt chó). Điều này sẽ làm vóc dáng bạn trở nên to lớn hơn và dường như đáng sợ hơn trong mắt chúng. Và khi chó dữ cảm thấy bạn không bị đe dọa bởi nó, rất nhiều khả năng nó sẽ rút lui.
Nếu bạn có đủ thời gian để xoay xở, điều tốt nhất có thể làm đó là để cho chó cắn vào một thứ trên cơ thể bạn, nhưng không phải là bạn. Ví dụ như bạn có thể rút một tay áo và cho nó cắn vào đó. Ngay khi chó cắn vào "mồi", hãy lập tức cởi áo ra rồi chầm chậm rút lui. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng khi chó cắn được một thứ gì đó từ con mồi, nó có thể bị xao nhãng trong một khoảng thời gian, đủ để bạn trốn thoát.
Bạn cũng có thể sử dụng các vật dụng khác, như gậy, khăn quàng, hay thậm chí là giày - nếu bạn có thể rút ra đủ nhanh. Tuy nhiên, trong trường hợp không đủ thời gian, hãy luôn bảo vệ mặt, ngực và cổ họng của bạn. Đây là những nơi các loài chó dữ sẽ nhắm đến theo bản năng của chúng. Ngoài ra, cần nắm chặt tay nếu không muốn ngón tay của mình bị cắn nát. Nếu bạn rơi vào tình thế buộc phải bị cắn, thì nơi an toàn nhất sẽ là cẳng chân/cẳng tay. Nếu bị chó cắn vào đùi, nguy cơ cắn trúng động mạch chủ là rất cao, có thể khiến bạn mất máu, dẫn đến tử vong
Thông thường khi bị chó tấn công thì chúng ta thường hay hoảng sợ và bỏ chạy, điều đó là không nên. Chó là động vật săn mồi nên khi bạn bỏ chạy bản năng này của chúng sẽ trỗi dậy và chúng càng cố gắng đuổi theo hơn. Tốt nhất khi đã không chống cự được hãy nằm im xuống và ôm lấy vùng đầu và cổ. Thường thì sau đó chúng sẽ bỏ đi.
Khi đã bị chó tấn công cần phải biết tách miệng nó ra khỏi vết cắn. Nếu đi đường gặp phải một chú chó đang cắn người khác mà không chịu nhả ra, hãy lấy một sợi dây nhanh tay buộc cố định con chó lại vào một vị trí. Tay trái cầm vào đuôi, tay phải bắt chéo chân nó và xoay một vòng. Lúc này miệng chó sẽ nhả ra, cả hai hãy cố gắng bỏ chạy thật nhanh.
Nếu bất ngờ bị chó xông vào tấn công hãy cố gắng vơ lấy bất cứ thứ gì có quanh bạn như gậy, gạch, đá, mũ, áo… bất cứ thứ gì có thể dùng làm vũ khí được vung vào con chó, vừa vùng vừa hét dọa dẫm để con chó sợ và nhả ra. Bạn có thể chống trả bằng cách đá vào các điểm yếu như cổ họng, mũi hoặc gáy. Ngoài ra, có thể sử dụng loại hóa chất dạng xịt như nước hoa, gôm xịt tóc... có trong tay. Bên cạnh đó cần nhớ rằng dù chó có to lớn đến đâu thì chúng chỉ có một cái miệng, trong khi chúng ta có đến 2 tay. Khi đã bị cắn, hãy tìm cách tấn công vào mắt - điểm yếu của mọi loài động vật - cho đến khi nó buông bạn ra.
3. Biện pháp phòng tránh.
Dù có kỹ năng tự vệ cao đến như thế nào thì tốt nhất để đảm bào an toàn cho mình thì bạn hãy chủ động trong việc phòng tránh bằng cách:
Đừng bao giờ tiếp cận với một con chó lạ, đặc biệt khi nó bị xích hoặc nhốt.
Đừng vuốt ve chó kể cả chó của bạn khi nó chưa nhìn thấy và nhận ra bạn.
Đừng bao giờ quấy rối chó khi nó đang ăn, ngủ, chăm sóc con.
Đừng bao giờ quay lưng lại trước một con chó và bỏ chạy.
Thường xuyên tiêm phòng cho chó của nhà bạn.
Và cuối cùng, sau khi đã thoát khỏi chó dữ và băng bó cẩn thận, bạn cần nhanh chóng... đi tiêm phòng dại. Bạn sẽ không thể biết được rằng con chó tấn công mình có bị dại hay không, nên cần phải đề phòng trước khi quá muộn.
Hiện nay, trào lưu nuôi cún cưng đang nở rộ, và đi kèm với nó là sự du nhập của rất nhiều loài chó dữ như Pitbull, Berger, Ngao Tây Tạng, Ngao Ý... Dù đã được nuôi dạy cẩn thận, những loài chó này đôi lúc trở nên mất kiểm soát, tấn công những loài vật khác, và thậm chí là cả con người.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, chó được xem là loài động vật có trí thông minh vượt bậc, chó được ví như là người bạn thân thiết với con người. Chó cũng là loài động vật có tỷ lệ tấn công con người cao nhất. Theo số liệu thống kê của bộ y tế ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 650000 người bị súc vật tấn công, chủ yếu là chó dại cắn phải đi tiêm vacxin. Những cách tự vệ khi bị chó dữ tấn côngsau đây sẽ giúp bạn giảm thiểu những nguy cơ chấn thương cao nhất.
Có rất nhiều những nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan khác nhau dẫn đến trường hợp chó tấn công con người. Chủ yếu tập trung vào những nguyên nhân sau:
- Người lạ xâm phạm vào lãnh thổ của nó.
- Bản năng bảo vệ chủ khi chủ bị tấn công.
- Bị trêu chọc, khiêu khích.
- Bản năng giữ mồi: khi bị kẻ khác động đến thức ăn hoặc đồ chơi của nó.
- Bản năng làm mẹ: người lạ động chạm đến con của nó.
2. Cách tự vệ khi bị chó dữ tấn công.
Nếu bất ngờ phải đối mặt với một chú chó dữ hãy cố gắng hết sức giữ bình tĩnh, nhất định không được bỏ chạy và quan sát xem lông gáy nó có dựng lên, hai mắt của nó có trợn ngược và có ý định vồ lấy bạn hay không. Cố không nhìn thẳng vào mắt chúng bởi chó là loài động vật rất giỏi nhận biết sự lo lắng và sợ hãi của con người. Dù bạn có bình tĩnh đến mức nào cũng không thể tránh khỏi sự sợ hãi.
Khi đã "làm dịu" cơn hung hăng của chó, hãy tìm cách rút lui. Nếu bạn đang cầm trong tay gậy hoặc ô, hãy giơ ra phía trước (nhưng không được chĩa vào mặt chó). Điều này sẽ làm vóc dáng bạn trở nên to lớn hơn và dường như đáng sợ hơn trong mắt chúng. Và khi chó dữ cảm thấy bạn không bị đe dọa bởi nó, rất nhiều khả năng nó sẽ rút lui.
Nếu bạn có đủ thời gian để xoay xở, điều tốt nhất có thể làm đó là để cho chó cắn vào một thứ trên cơ thể bạn, nhưng không phải là bạn. Ví dụ như bạn có thể rút một tay áo và cho nó cắn vào đó. Ngay khi chó cắn vào "mồi", hãy lập tức cởi áo ra rồi chầm chậm rút lui. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng khi chó cắn được một thứ gì đó từ con mồi, nó có thể bị xao nhãng trong một khoảng thời gian, đủ để bạn trốn thoát.
Bạn cũng có thể sử dụng các vật dụng khác, như gậy, khăn quàng, hay thậm chí là giày - nếu bạn có thể rút ra đủ nhanh. Tuy nhiên, trong trường hợp không đủ thời gian, hãy luôn bảo vệ mặt, ngực và cổ họng của bạn. Đây là những nơi các loài chó dữ sẽ nhắm đến theo bản năng của chúng. Ngoài ra, cần nắm chặt tay nếu không muốn ngón tay của mình bị cắn nát. Nếu bạn rơi vào tình thế buộc phải bị cắn, thì nơi an toàn nhất sẽ là cẳng chân/cẳng tay. Nếu bị chó cắn vào đùi, nguy cơ cắn trúng động mạch chủ là rất cao, có thể khiến bạn mất máu, dẫn đến tử vong
Thông thường khi bị chó tấn công thì chúng ta thường hay hoảng sợ và bỏ chạy, điều đó là không nên. Chó là động vật săn mồi nên khi bạn bỏ chạy bản năng này của chúng sẽ trỗi dậy và chúng càng cố gắng đuổi theo hơn. Tốt nhất khi đã không chống cự được hãy nằm im xuống và ôm lấy vùng đầu và cổ. Thường thì sau đó chúng sẽ bỏ đi.
Khi đã bị chó tấn công cần phải biết tách miệng nó ra khỏi vết cắn. Nếu đi đường gặp phải một chú chó đang cắn người khác mà không chịu nhả ra, hãy lấy một sợi dây nhanh tay buộc cố định con chó lại vào một vị trí. Tay trái cầm vào đuôi, tay phải bắt chéo chân nó và xoay một vòng. Lúc này miệng chó sẽ nhả ra, cả hai hãy cố gắng bỏ chạy thật nhanh.
Nếu bất ngờ bị chó xông vào tấn công hãy cố gắng vơ lấy bất cứ thứ gì có quanh bạn như gậy, gạch, đá, mũ, áo… bất cứ thứ gì có thể dùng làm vũ khí được vung vào con chó, vừa vùng vừa hét dọa dẫm để con chó sợ và nhả ra. Bạn có thể chống trả bằng cách đá vào các điểm yếu như cổ họng, mũi hoặc gáy. Ngoài ra, có thể sử dụng loại hóa chất dạng xịt như nước hoa, gôm xịt tóc... có trong tay. Bên cạnh đó cần nhớ rằng dù chó có to lớn đến đâu thì chúng chỉ có một cái miệng, trong khi chúng ta có đến 2 tay. Khi đã bị cắn, hãy tìm cách tấn công vào mắt - điểm yếu của mọi loài động vật - cho đến khi nó buông bạn ra.
Dù có kỹ năng tự vệ cao đến như thế nào thì tốt nhất để đảm bào an toàn cho mình thì bạn hãy chủ động trong việc phòng tránh bằng cách:
Đừng bao giờ tiếp cận với một con chó lạ, đặc biệt khi nó bị xích hoặc nhốt.
Đừng vuốt ve chó kể cả chó của bạn khi nó chưa nhìn thấy và nhận ra bạn.
Đừng bao giờ quấy rối chó khi nó đang ăn, ngủ, chăm sóc con.
Đừng bao giờ quay lưng lại trước một con chó và bỏ chạy.
Thường xuyên tiêm phòng cho chó của nhà bạn.
Và cuối cùng, sau khi đã thoát khỏi chó dữ và băng bó cẩn thận, bạn cần nhanh chóng... đi tiêm phòng dại. Bạn sẽ không thể biết được rằng con chó tấn công mình có bị dại hay không, nên cần phải đề phòng trước khi quá muộn.
A Khoai (tổng hợp)
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét